Tài nguyên giáo dục mở
TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ LÀ GÌ?
"Tài nguyên giáo dục truy cập mở (TNGDM) bao gồm tất cả các dạng tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập trong nhà trường được xuất bản rộng rãi với quyền truy cập mở. Bản chất của loại tài liệu này cho phép việc nhân bản, sử dụng, thay đổi và chia sẻ lại nội dung tài liệu hoàn toàn miễn phí và hợp pháp. Tài nguyên giáo dục mở bao gồm nhiều loại từ sách giáo khoa (SGK) đến chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, báo cáo, âm thanh, hình ảnh và chương trình mô phỏng” (Trích dẫn từ trang UNESCO).
LINK THAM KHẢO CÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
1. Công cụ hỗ trợ tìm kiếm tài nguyên giáo dục mở
- Mason OER Metafinder
Tìm kiếm đồng thời trên 21 nguồn tài nguyên giáo dục mở
- Merlot
Tìm kiếm trong 100,000 tài liệu học tập được xuất bản bởi nhiều cơ sở giáo dục trên toàn thế giới
- OASIS
Tìm kiếm ở 117 nguồn tài nguyên giáo dục mở khác nhau
- Open Research Library
Cung cấp truy cập đến hơn 20,000 sách giáo khoa mở
- OER Commons
Nguồn tài nguyên giáo dục mở phong phú cho học sinh/sinh viên ở nhiều lĩnh vực.
2. Danh sách nguồn sách giáo khoa mở
- BCampus OpenEd
Nguồn sách phong phú thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng.
- DOAB
Nguồn sách giáo khoa mở thuộc nhiều lĩnh vực của 374 nhà xuất bản.
- InTech Open
Truy cập toàn văn đến 5,400 cuốn sách về khoa học kỹ thuật, kinh tế,...
- JSTOR Open Access E-books
Cung cấp danh mục cập nhật sách điện tử cho phép truy cập miễn phí từ các nhà xuất bản uy tín như Nhà xuất bản ĐH California và ĐH Michigan. Hiện tại, có hơn 7000 cuốn sách đã được xuất bản và hàng trăm đầu sách nữa sẽ được cập nhật thường xuyên.
- La Trobe eBureau
Giáo trình miễn phí của Đại học La Trobe biên soạn và xuất bản.
- Open Book Publishers
Nguồn sách giáo khoa mở của Anh.
- OpenStax
Nguồn sách giáo khoa mở được quản lý bởi Đại học Rice (Hoa Kỳ).
- Open Textbook Library
Truy cập đến 1000 sách giáo khoa do Đại học Minnesota tuyển chọn
- Pressbooks Directory
Cung cấp truy cập đến 3000 cuốn sách do Pressbook xuất bản
- RMIT Digital Collections / Open Educational Resources
Truy cập toàn văn hơn 1000 cuốn sách giáo khoa miễn phí do Thư viện RMIT sưu tầm theo nhiều chủ đề khác nhau.
- Saylor Academy open textbooks
Danh mục sách miễn phí về kinh tế, tài chính, khoa học,...
- Sydney University Press Open Library
Nguồn sách miễn phí của Nhà xuất bản Đại học Sydney.
- Taylor & Francis Online - Open access books
Nguồn sách xuất bản theo giấy phép mở CC của Nhà xuất bản Taylor & Francis
3. Nguồn tạp chí có giấy phép mở từ các nhà xuất bản
- JSTOR Open Access Journals
Cung cấp truy cập miễn phí đến hơn 2000 tạp chí trong thư viện và của các nhà xuất bản
- Springer Open
Truy cập miễn phí đến hàng trăm tạp chí theo nhiều chủ đề của Nhà xuất bản Springer
- SSRN
Nguồn tạp chí xuất bản theo giấy phép mở của Nhà xuất bản Elsevier
- Taylor & Francis Online
Danh mục tạp chí truy cập mở của Nhà xuất bản Taylor & Francis
- Wiley open access journals
Danh mục các tạp chí xuất bản theo giấy phép mở của Nhà xuất bản Wiley
4. Nguồn video và hình ảnh
Nguồn OER dạng hình ảnh của thư viện, bảo tàng, trung tâm lưu trữ
- Cleveland Museum of Art
Bộ sưu tập hơn 30,000 bức ảnh của Bảo tàng nghệ thuật Cleverland.
- Metropolitan Museum of Art
Hơn 406,000 hình ảnh có độ phân giải cao từ Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan.
- Smithsonian Open Access
Truy cập hàng triệu bức ảnh của Bảo tàng nổi tiếng Smithsonian ở Hoa Kỳ.
- State Library of Victoria Digital Image Pool
Hơn 170,000 hình ảnh về lịch sử, bản đồ, kiến trúc lưu trữ tại Thư viện Bang Victoria của Úc.
Một số trang web cung cấp ảnh theo giấy phép mở
- Creative Commons Search
Cho phép tìm kiếm trong bộ sưu tập 500 triệu hỉnh ảnh miễn phí
- Everystockphoto
Tìm kiếm hỉnh ảnh miễn phí theo giấy phép mở
- Flickr
Kho hình ảnh khổng lồ và đa dạng, cho phép lọc hình ảnh theo giấy phép mở
- Librestock
Truy cập đến hơn 5000 bức ảnh miễn phí theo giấy phép mở
- Pixabay
Cung cấp hơn 2,3 triệu hình ảnh theo giấy phép mở
Nguồn video được xuất bản theo giấy phép mở
- TED Talks
Nguồn video về khoa học, giáo dục, kinh tế,... có chất lượng cao.
- YouTube
Nền tảng chia sẻ video nổi tiếng của Google, cho phép tìm kiếm và lọc video theo giấy phép xuất bản mở
- Vimeo
Cho phép tìm kiếm video theo giấy phép xuất bản mở
5. Chương trình đào tạo, khóa học miễn phí của các trường đại học ở Mỹ và Anh
- MIT Open Courseware
Nguồn học liệu miễn phí của Đại học MIT nổi tiếng bao gồm đề cương môn học, chương trình đào tạo, bài giảng, bài tập, thí nghiệm,...
- Edx
Hàng nghìn khóa học trực tuyến miễn phí được cung cấp bởi các trường đại học hàng đầu của Mỹ, Anh, Úc, New Zealand,...
- Future Learn
Nguồn khóa học trực tuyến miễn phí do các trường đại học hàng đầu ở Anh, Úc, New Zealand,... cung cấp
- Coursera
Trang cung cấp hàng nghìn khóa học về nhiều chủ đề, kỹ năng khác nhau.
6. Nguồn luận văn, luận án truy cập mở
- Open access Theses and Dissertations
Cho phép tìm kiếm và truy cập toàn văn 6 triệu luận văn, luận án của hơn 1,100 trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới
- RMIT Research Repository
Nguồn luận văn, luận án truy cập toàn văn miễn phí của Đại học RMIT.
7. Nguồn tài liệu liên quan Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo
- http://ipp.vn/
- https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-hanoi/documents/publication/wcms_712466.pdf
- https://jst-haui.vn/media/30/uffile-upload-no-title30209.pdf
- https://www.youtube.com/playlist?list=PL8XqTmg5WK1PNvBEDukLubPeKAFipVpaH
- https://www.youtube.com/@ycombinator
- https://dean1665.vn/
- http://dean844.most.gov.vn/
- Ebook Sách The lean Startup - Eric Ries (bản tiếng Anh)
8. Nguồn tổng hợp khác:
- https://oer.tdtu.edu.vn/
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
- TNGDM có đặc điểm gì khác so với các loại tài liệu đang dùng trong trường học hiện nay?
Phần lớn các tài liệu được dùng trong chương trình giảng dạy hiện nay được bảo vệ theo luật bản quyền hiện hành với các quy định chặt chẽ về điều kiện sử dụng, đặc biệt là phải trả tiền hoặc xin phép chủ sở hữu của tài liệu trước khi sử dụng. Trong khi đó, TNGDM được cấp phép và phân phối theo giấy phép mở nên người dùng không phải xin phép hoặc trả tiền khi sử dụng.
- Làm thế nào để nhận biết tài liệu được phân phối dưới dạng TNGDM?
Hiện nay, hầu hết TNGDM đều được cấp phép theo Giấy phép Creative Commons (CC). Do đó, sẽ có 1 trong 6 loại Giấy phép CC như bên dưới xuất hiện trong phần đầu tiên của tài liệu:
- Ghi công (BY): Đây là yêu cầu bắt buộc trong tất cả các loại giấy phép CC. Giấy phép loại này cho phép người sử dụng sao chép, chỉnh sửa, pha trộn và chia sẻ nội dung tác phẩm gốc cho cả mục đích phi lợi nhuận lẫn thương mại, miễn là phải thừa nhận sự ghi công theo yêu cầu của tác giả.
- Ghi công (BY)-Chia sẻ tương tự (SA): Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công nhưng yêu cầu tác phẩm phái sinh phải được cấp phép theo những điều kiện giống như trong tác phẩm gốc.
- Ghi công (BY)- Không phái sinh (ND): Chỉ cho phép sao chụp, chia sẻ tác phẩm ở dạng nguyên vẹn (không được thay đổi hình thức và nội dung tác phẩm gốc) cho mục đích phi lợi nhuận lẫn thương mại.
- Ghi công (BY) - Phi thương mại (NC): Chỉ cho phép người sử dụng sao chép, chỉnh sửa, pha trộn và chia sẻ nội dung tác phẩm gốc cho mục đích phi lợi nhuận.
- Ghi công (BY) - Phi thương mại (NC) - Chia sẻ tương tự (SA): Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công (BY) - Chia sẻ tương tự (SA) nhưng giới hạn chỉ được sử dụng tác phẩm cho mục đích phi lợi nhuận.
- Ghi công (BY) - Phi thương mại (NC) - Không phái sinh (ND): Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công (BY) - Không phái sinh (ND) nhưng giới hạn chỉ được sử dụng tác phẩm cho mục đích phi lợi nhuận.
Xem thêm tại trang sau: https://creativecommons.org/licenses/
Lưu ý: Không phải tất cả các nguồn TNGDM đều sử dụng cùng một loại giấy phép, do đó người sử dụng cần phải kiểm tra các điều kiện trong giấy phép của nguồn TNGDM trước khi sử dụng để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định được ghi trong giấy phép đó.
- Lợi ích của việc sử dụng TNGDM?
Đối với giáo viên, nguồn TNGDM có thể giúp đa dạng hóa và tăng cường nội dung cho nguồn tài liệu đang được sử dụng trong khóa học. Đồng thời, nó giúp tiết kiệm chi phí mua sách giáo khoa (SGK) đắt tiền.
Đối với sinh viên, nguồn TNGDM tạo điều kiện cho họ có cơ hội tiếp cận được môi trường học tập số hóa đa dạng gồm SGK mở, tư liệu hình ảnh mở, khóa học mở và các công cụ tự đánh giá. Người học có thể thu được nhiều lợi ích từ việc sử dụng nguồn TNGDM bởi vì:
- Đây là nguồn tài nguyên học tập có chất lượng cao và dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa.
- Cơ hội kiểm nghiệm/ứng dụng kiến thức đã học trên phạm vi rộng hơn giới hạn của khóa học.
- Hỗ trợ tự học, tự nghiên cứu cũng như các hình thức học nhóm, cộng tác với nhau.
Ngoài ra, nguồn TNGDM còn hỗ trợ người học có cơ hội sử dụng tài liệu học tập với chi phí thấp và khả năng truy cập linh hoạt (mọi nơi, mọi lúc), nhờ vậy, họ có thể tự học tại nhà. Đồng thời, người học có thể phát triển nhiều kĩ năng quan trọng trong môi trường học tập số như tìm kiếm, sử dụng, chỉnh sửa, tự tạo ra các tài liệu, quảng bá, kết nối...nguồn TNGDM đến cộng đồng rộng lớn hơn.
Xem thêm tại trang sau: https://www.jisc.ac.uk/guides/open-educational-resources/stakeholders-and-benefits
Tra cứu
Danh mục khoa
- Khoa CNKT điện, điện tử
- Khoa CNKT Ô tô
- Khoa công nghệ thông tin
- Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh
- Khoa Du lịch
- Khoa Dược
- Khoa Kỹ thuật xây dựng
- Khoa Luật
- Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Anh
- Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc
- Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản
- Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc
- Khoa Quản trị
- Khoa Sư phạm
- Khoa Tài chính - Kế toán
- Khoa thực phẩm